Cách nuôi

Chó chăn cừu Đông Âu: Đặc điểm, cách nuôi, giá bán

Bạn quan tâm đến Chó chăn cừu Đông Âu: Đặc điểm, cách nuôi, giá bán vậy hãy cùng Cachnuoicho.com tham khảo bài viết sau nhé!!

Chó chăn cừu Đông Âu(VEO) được biết đến là giống chó chăn cừu Ukraina và Nga. Giống chó này là kết quả của việc lai tạo giữa chó chăn cừu Đức và các giống chó chăn cừu Liên Xô. Một điểm đặc biệt của chó là khả năng chịu đựng rất tốt và thường được ứng dụng nhiều trong quân đội. Thông thường chó được sử dụng để dẫn đường, trinh sát, tìm kiếm người, truy tìm tội phạm. Với sự phát triển của việc lai tạo thì ngày nay chó được nuôi phổ biến trong các gia đình và sử dụng để kéo xe, trông nhà. Vậy việc nuôi dạy và chăm sóc chó có gặp khó khăn gì không ?. Cùng nhau tìm hiểu các cách nuôi chó chăn cừu Đông Âu trong bài viết này nhé.

Giới thiệu về chó

Giới thiệu chó chăn cừu Đông Âu

Nguồn gốc

Chó chăn cừu Đông Âu (East-European Shepherd) được biết đến là giống chó chăn cừu, gia súc. Theo như một số thông tin ghi lại thì đây là giống chó được tạo ra trong những năm 1930 đến 1950 và được sử dụng chủ yếu trong quân đội với mục đích canh gác, tìm kiếm, dẫn đường. Đây không phải là giống chó tự nhiên mà là nó được lai tạo bởi các giống chó khác nhau như chó chăn cừu Đức , chó chăn cừu Kavkaz và chó chăn cừu Trung Á. Về nguồn gốc của chó thì ngày nay có rất nhiều thông tin khác nhau và chưa thẻ xác định chó được tạo ra tại quốc gia nào. Chỉ biết chó mang dòng máu của các giống chó chăn cừu Đức, chó chăn cừu Kavkaz, chó chăn cừu Trung Á.

Đặc điểm

  • Ngoại hình: Chó chăn cừu Đông Âu là giống chó kích thước lớn và ngoại hình mạnh mẽ. Một chú chó trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình giao động từ 66-72 cm và nặng từ 30-65 kg từ thuộc đấy là giống chó đực hay cái. Chó có một bộ lông vô cùng dày đủ giúp cho nó giữ ấm được cơ thể trong thời tiết vô cùng rét. Với màu sắc chủ đạo của bộ lông là nâu đen, vàng nâu giúp chó chó nổi bật và dễ nhận biết trong không gian nhiều tuyết rơi trắng xoá.
  • Tính cách: Có thể nói đây là một chú chó vô cùng trung thành với chủ nuôi. Tong quá trình hoạt động chó luôn biết lắng nghe và làm theo các hướng dẫn của chủ nuôi đưa ra. Không chỉ vậy khi chủ nuôi đi về thì chó thường xuyên chạy ra cổng rồi quấn quýt dưới chân để chào đón. Còn trong công việc thì đây là chú chó có tinh thần trách nhiệm rất cao và luôn biết cách hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
  • Tuổi thọ: Một chú chó East-European Shepherd sẽ có tuổi thọ trung bình từ 10-12 năm. Tuy nhiên có một vài trường hợp thì chó có khả năng sống đến 15 năm nếu nó được nuôi dưỡng trong môi trưởng tốt.

Cách thức nuôi chó

Môi trường sống

Trước khi đi vào từng phương pháp chăm sóc chó thì đầu tiên chủ nuôi nên quan tâm đến một vấn đề đó là không gian sống, sinh hoạt. Môi trường sống, không gian sinh hoạt là yếu tố cần thiết để chó được làm việc, hoạt động, vui chơi, ngủ nghỉ một cách thoải mái nhất. Nếu chú chó được sống và làm việc trong một không gian sinh hoạt thoải mái thì tâm trạng của chó luôn vui vẻ, yêu đời. Vậy để tạo cho chó chăn cừu Đông Âu một không gian sinh hoạt thoải mái thì cần những gì. Cùng nhau xem một số gợi ý đưới đây nhé.

Môi trường sống dành cho chó chăn cừu Đông Âu
  • Môi trường luyện tập: Với giống chó to khoẻ như này thì việc thì một môi trường rộng lớn với đa dạng địa hình là rất cần thiết. Nếu chó được nuôi dưỡng ở môi trưởng đồng bằng thì hãy đưa chó đến những bãi cỏ, đồi núi, khu tập luyện dành cho chó. Còn trong trường hợp chó được sống trong một môi trường có tuyết thì hãy đưa chó đến một không gian có rộng có lượng tuyết rơi vừa phải. Bạn có thể tham khảo qua môi trường luyện tập có tuyết này và áp dụng vào cách nuôi Chó chăn cừu Kavkaz nhé.
  • Không gian vui chơi: East-European Shepherd rất năng động và thích được làm quen với mọi người xung quanh. Chủ nuôi nên dẫn chó đến công viên, bãi cỏ, và khu vui chơi để chó có thể chạy nhảy vui đùa.
  • Không gian vệ sinh: Một nơi kín đáo, thoáng mát và sạch sẽ là nơi hợp lí để chó có thể thoải mái đi vệ sinh. Chủ nuôi hãy làm một khu vệ sinh cho chó tại nhà hoặc đưa chó đến những bụi cỏ, gốc cây.
  • Không gian nghỉ ngơi: Sau một ngày hoạt động mệt mỏi thì chó cần một nơi yên tình để nghỉ ngơi. Chủ nuôi hãy dành thời gian của mình để tạo một nơi ngủ nghỉ cho chó ở góc nhà hoặc góc sân.

Huấn luyện thể lực

Với một chú chó thường xuyên có những công việc, nhiệm vụ đòi hỏi nhiều kĩ năng cao thì việc huấn luyện thể lực là rất cần thiết. Khác hẳn với những giống chó chăn cừu khác thì East-European Shepherd càn một chế độ luyện tập khắt khe để đáp ứng cho công việc. Nếu chủ nuôi chưa biết cách huấn luyện chó như nào thì có thể tham khảo qua các bài tập huấn luyện thể lực dưới đây.

Huấn luyện thể cho chó chăn cừu Đông Âu
  • Bài tập chạy: Đây là bài tập cực kì phổ biến đối với mọi giống chó. Tuy nhiên với chó chăn cừu Đông Âu thì cần một bài tập chạy khó để rèn luyện thể lực. Chủ nuôi hãy cho chó chạy với một quảng đường dài với tốc độ nhanh nhất có thể trong môi trường tuyết rơi. Sau khi hoàn thành thì chủ nuôi hãy khen thưởng chó bằng đồ ăn ngon để chó nạp lại năng lượng.
  • Kéo xe: Chủ nuôi nên chuẩn bị một chiếc xe kéo có kích thước vừa phải và ra lệnh cho chó kéo xe trong khoảng cách nhất định. Bài tập này cũng giúp chó rèn luyện thể lực và sức kéo vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy mà bài tập này cũng giúp cho chó cho các hoạt động hàng ngày như công việc kéo xe, kéo đồ vật. Đây không chỉ là bài tập phù hợp với chó chăn cừu Đông Âu mà bạn đọc có thể ứng dụng nó vào trong cách nuôi chó chăn cừu Hà Lan.
  • Đuổi bắt bóng: Nếu chủ nuôi vừa muốn rèn luyện kĩ năng quan sát và tốc độ chạy cho chó thì đây là một bài tập vô cùng hợp lí. Để thực hiện bài tập chủ nuôi hãy chuẩn bị một quả bóng và ném ra xa và ra lệnh cho chó mang quả bóng về. Trong trường hợp chó thực hiện trong môi trường tuyết rơi thì chủ nuôi dùng quả bóng có màu nổi bật để chó dễ nhìn thấy.
  • Bơi: Bơi là một môn thể thao vô cùng tốt để rèn luyện hơi thở và nhịp tim cho chó. Chủ nuôi hãy đưa chó đến nhưng hồ nước sạch để chó luyện tập bơi. Với bộ môn bơi lội thì bạn đọc có thể áp dụng cho giống chó săn khác ví dụ như chó chăn cừu Bucovina.

Vệ sinh cho chó

Vệ sinh cá nhân cho chó là một việc giúp cho cơ thể của chó sạch sẽ và phòng tránh được các bệnh lây nhiễm ngoài cơ thể. Tuy nhiên rất ít chủ nuôi có kinh nghiệm về việc vệ sinh cá nhân cho chó hoặc quy trình vệ sinh mất nhiều thời gian. Chình vì vậy, chủ nuôi hãy tham khảo qua quy trình vệ sinh cá nhân cho có vô cùng hiệu quả và tiết kiệm được thời gian dưới đây

Vệ sinh cá nhân cho chó chăn cừu Đông Âu
  • Làm sạch lông: Để làm sạch lông một cách nhanh nhất thì chải lông là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Chủ nuôi nên chải lông chó đều đặn hàng ngày để giúp bộ lông trở nên mượt và loại bỏ lông chết và bụi bẩn. Với chú chó có bộ lông dài như chó chăn cừu râu dài thì việc làm sạch lông cũng rất cần thiết. Bạn đọc nên áp dụng phương pháp này vào việc chăm sóc lông cho chó chăn cừu râu dài nhé.
  • Tắm gội: Với một chú chó thường xuyên có nhiều hoạt động với môi trường khắc nhiệt nên cơ thể của chó rất dễ lấm bẩn. Tắm gội là biện pháp vô cùng hữu ích để giúp cơ thể loại bỏ được nhiều bụi bẩn tốt nhất. Chủ nuôi nên sử dụng sản phẩm dầu gội chuyên nghiệp dành cho chó để cơ thể của chó trở nên sạch và đầy mùi hương. Nên tắm cho chó từ 3-4 lần trong tháng để đảm bảo được chất lượng của lông.
  • Chăm sóc móng và tai: Chủ nuôi hãy kiểm tra tai và móng chân của chó. Nếu thấy móng của cho dài thì hãy dùng bấm để cắt gọn móng chân cho chó. Còn vơi tai thì chủ nuôi nên dùng bông và dung dịch để vệ sinh tai của chó.

Xây dựng thực đơn

Trong quá trình chó phát triển về mặt thể chất lẫn trí tuệ thì dinh dưỡng, thành phần ăn là điều không thể thiếu. Tuy nhiên những thực phẩm cần có trong bữa cơm của chó thì chủ nuôi cần những gì. Dưới đây là một số gợi ý về thức ăn cần có trong bữa cơm cho chó chăn cừu Đông Âu.

Xây dựng thực đơn cho chó chăn cừu Đông Âu
  • Thịt: Thịt là một nguồn chính của protein cho chó. Chủ nuôi có thể cung cấp thịt gà, thịt bò, hoặc thịt cừu và nên nấu chín và không nên có xương.
  • Gạo hoặc ngũ cốc: Gạo, lúa mạch là một thực phẩm chứa nguồn carbohydrate rất tốt. Những thực phẩm này sẽ giúp chhó duy trì được năng lượng, thể trang của cơ thể trong một ngày hoạt động mệt mỏi.
  • Rau xanh: Rau xanh như cà chua, cà rốt, và bí ngòi cần có trong những bữa cơm của chó. Bởi rau xanh là một thực phẩm để cung cấp vitamin và khoáng chất. Không chỉ vậy rau xanh cũng là thực phẩm giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hoá của chó.
  • Trứng: Trứng cung cấp rất nhiều protein và chất béo cho chó. Lưu ý cho chó hạn chế ăn trứng khi nó ở độ tuổi trưởng thành bởi rất dễ làm chó béo phì.
  • Canh hầm xương: Canh hầm xương chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein và giúp cho sụn và xương của chó trở nên chắc khoẻ.

Ngoài ra chủ nuôi có thể áp dụng cách xây dựng thực này trong quá trình nuôi chó chăn cừu Bỉ.

Lời kết

Tóm lại trong bài viết đã trình bày cho bạn đọc biết được về những cách huấn luyện chó vô cùng hiệu quả. Nếu cách nuôi chó chăn cừu Đông Âu của bạn đang gặp vấn đề thì hãy thử áp dụng quy các phương pháp cách thức nuôi chó ở trên. Không những vậy trong trang cachnuoicho có rất nhiều bài viết hay mà bạn đọc có thể tham khảo.

Câu hỏi thường gặp

Trong quá trình nuôi chó chăn cừu Đông Âu thì chủ nuôi cần trang bị những đồ dùng gì?

Để thuận tiện hơn trong quá trình nuôi chó thì chủ nuôi nên chuẩn bị một số đồ dùng sau:
+ Dây dắt chó, vòng cổ
+ Rọ mõm
+ Chuồng chó
+ Bát đựng thức ăn
+ Dụng cụ vệ bsinh cá nhân như: bàn chải lông, bàn chải đáng răng, tăm bông.

Rate this post

Kết luận: Như vậy ở trên là Chó chăn cừu Đông Âu: Đặc điểm, cách nuôi, giá bán. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Cachnuoicho.com

Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra thêm
Close
Back to top button