Chó chăn cừu Hà Lan: Đặc điểm, cách huấn luyện, giá bán
Chó chăn cừu Hà Lan(Dutch Shepherd) là một giống chó chăn cừu nổi tiếng của Hà Lan. Đối với người dân Hà Lan thì Dutch Shepherd như là một người bảo vệ, người chăn cừu vô cùng hưu ích ở các trang trại. Với sự phát triển của việc lai tạo và huấn luyện thì ngày nay chó còn được sử dụng với mục đích trinh thám, tìm kiếm tội phạm. Không chỉ vậy chó còn được rất nhiều hộ gia đình nhận nuôi với mục đich trông nhà cửa. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc nuôi dạy chó có gặp khó khăn gì không ?. Trong bài viết này bạn đọc sẽ được tìm hiểu về những phương pháp và cách nuôi chó hiệu quả.
Giới thiệu về chó
Nguồn gốc về chó
Vào những năm 40 và 50 của thế kỷ 20 thì chó chăn cừu Hà Lan gần như tuyệt chủng hoàn toàn vì nhu cầu tham gia sản xuất trong nông nghiệp. Cụ thể vào thế chiến thứ II với tình hình chiến tranh trở nên nghiêm trọng và khiến chó số lượng của chó trở nên suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên sau khi kết thúc chiến tranh thì chó đã được lai tạo lại và được nuôi ở các trang trại để chăn gia súc. Hiện nay với việc lai tạo, đào tạo thì chó được sử dụng nhiều trong việc đi tìm kiếm, trông coi nhà cửa.
Đặc điểm của chó
- Ngoại hình: Dutch Shepherd là giống chó chăn cừu có kích thước trung bình. Một chú chó trưởng thành sẽ có chiều cao tính từ vai là 57–62 cm và nặng từ 30–40 kg. Bao phủ khắp thân thể của chó là một bộ lông ngắn, rậm đủ giữ ấm của cơ thể cho chó. Với màu sắc chủ yếu là màu vàng xám, đỏ, và bạc càng khiến cho vẻ ngoài của chó trở nên đẹp hơn. Có thể nói ngoại hình của chó rát có nét tương đồng với chó chăn cừu Kelpie Úc.
- Tính cách: Có thể nói đây là một giống chó thông minh, nhanh nhẹn và rất dũng mãnh. Trong quá trình làm việc thì chó luôn tập trung và vận dụng mọi kĩ năng để hoàn thành một cách hiệu quả nhất. Còn đối với các thành viên trong gia đình thì chó rất trung thành và nghe lời của chủ nuôi. Có thể nói đây cũng là một giống chó rất dễ để thuần phục và nuôi dưỡng.
- Tuổi thọ: Một chú chó chăn cừu Hà Lan sẽ có tuổi thọ trung bình từ 8-12 năm.
Cách thức nuôi chó
Huấn luyện chó nghe lệnh
Huấn luyện chó nghe theo mệnh lệnh là một phương pháp mà chủ nuôi cần phải có trong quá trình nuôi chó. Việc huấn luyện chó nghe theo lệnh sẽ giúp chủ nuôi có thời gian để kiểm soát được nhữngh hành vi của chó. Khổng chỉ vậy bài tập huấn luyện này còn giúp cả chó và chủ nuôi có thể tương tác được với nhau. Dưới đây là các gợi ý về cách huấn luyện chó nghe lệnh sao cho hiệu quả.
Ra lệnh cho chó “Ngồi”
- Để thực hiện bài tập thì đầu tiên chủ nuôi phải cho chó ở trạng thái đứng thẳng.
- Hãy đặt tay trước mặt chó và kéo tay từ trên đầu của chó xuống đối diện đầu gối của nó. Không chỉ vậy trong quá trình thực hiện thì hãy ra lệnh “ngồi”.
- Sau khi chó ngồi xuống thì hãy khen thưởng để chó để nó có nhất thức tốt.
Ra lệnh cho chó “Nằm”
- Với bài tập này thì đầu tiên chủ nuôi vẫn cho chó ở trạng thái đứng.
- Sau đó chủ nuôi hãy đặt bàn tay của mình trước mặt chó và hạ dần cuống dưới đất để chó nằm xuống. Trong quá trình thực hiện thì chủ nuôi cũng ra thêm câu lệnh như ” nằm xuống”.
- Khi chó hoàn thành được thì hãy khen thưởng cho chó bằng đồ ăn.
Bài huấn luyện chó lấy đồ
- Đây là bài tập vô cùng thiết thực, hiệu quả áp dụng được trong các hoạt động của chó.
- Để thực hiện bài tập thì chủ nên cất đồ vật ở một nơi nào đó và ra lệnh cho chó đi lấy đồ. Chủ nuôi hãy sử dụng hành động như chỉ tay vào đồ vật mà bạn muôn chó đi lấy và ra lệnh.
- Sau khi chó hoàn thành nhiệm vụ thì chủ nuôi nên thưởng cho chó một đồ ăn ngon.
Ngoài ra bạn đọc có thể ứng dụng những mẹo trên vào cách nuôi chó chăn cừu Carpathia.
Luyện tập thể lực
Đối với chó giống chó chăn cừu Hà Lan thì việc luyện tập thể lực rất quan trọng. Bởi việc luyện tập sẽ giúp ích cho chó rất nhiều đối với các hoạt động hàng ngày. Nếu chủ nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc huấn luyện thể lực cho chó thì có thể tham khảo những bài tập dưới đây.
- Chạy bộ: Chạy bộ là môn thể thao vô cùng cần thiết cho chó bởi nó giúp ích cho chó rèn luyện thể lực rất tốt. Để thực hiện bài tập thì chủ nuôi nên đưa chó đến một số một số nơi như bãi cỏ, hồ điều hoà.
- Bơi: Bơi là một bài tập giúp chó rèn luyện khả năng dẻo dai của chó. Chủ nuôi nên đưa chó đến những hồ nước, ao có nguồn nước sạch để chó có thể luyện tập. Để việc luyện tập của chó được trở nên thoải mái thì chủ nuôi nên trang bị một số đồ dùng như bóng, phao bơi có hình thù.
- Leo núi: Leo núi là một môn thể thao rèn luyện cơ bắp, sức dẻo dai cực kì tốt đối với chó. Không chỉ vậy môi trường đồi núi còn giúp chó rèn luyện kĩ năng phản xạ, tránh chướng ngoại vật.
- Chạy theo cung đường cố định: Có thể nói đây là một bài tập sẽ giúp cho các hoạt động chăn cừu của chó. Chủ nuôi hay tạo ra một số đường cong cố định và ra lệnh cho chó dùng tốc độ chạy về đích một cách nhanh nhất. Có thể nói đây là một cài tập cực kì hiệu quả đối với hoạt động chăn cừu, chăn gia súc. Bnạ đọc có thể ứng dung bài tập này vào cách nuôi chó chăn cừu Bohemia.
Chế độ ăn hàng ngày
Đối với mỗi giống chó thì chế độ ăn hàng ngày sẽ chiếm yếu tố vô cùng quan trọng . Đúng vậy chế độ dinh dưỡng sẽ giúp chó tăng cường kích thước, trí tuệ, và cung cấp một nguồn năng lượng giúp chó kông cảm thấy mệt mỏi khi làm việc. Vậy đối với giống chó chăn cừu Hà Lan thì cần chế độ ăn như thế nào?. Dưới đây là gợi ý về cách xây dựng chế độ ăn phù hợp cho chó chăn cừu Hà Lan.
Bữa trưa: Đây là bữa quan trọng giúp chó nạp năng lượng chuẩn bị một ngày làm việc
- Bữa sáng của chó thì chủ nuôi nên cho chó ăn bắt đầu lúc 6 giờ sáng.
- Một số thực phầm mà chủ nuôi có thể cho chó ăn là: cơm, thịt, canh rau, xúc xích.
- Lưu ý không nên cho chó ăn với hàm lượng quá nhiều bởi nó sẽ làm cho chú chó khó tiêu.
Bữa sáng: Đây là bữa ăn phụ của chó
- Chủ nuôi nên cho chó ăn trưa từ lúc 11-12 giờ trưa.
- Đây là bữa ăn phụ nên chủ nuôi hãy cho chó ăn cơm, khoai, và một ít thịt. Nếu chủ nuôi không có thời gian thì hãy cho chó ăn những thức ăn được có sẵn được đóng vào hộp dành cho động vật.
Bữa tối: Bữa tối dành cho chó là bữa giúp chó tái tạo năng lượng sau một ngày hoạt động mệt mỏi
- Về giờ giấc thì chủ nuôi hãy bắt đầu cho chó ăn tối vào lúc 7 giờ tối.
- Những thực phẩm cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho chó là : cơm, thịt lợn, thịt bò, xượng xụn, nạp xưởng và canh rau.
- Chủ nuôi hãy chế biến đa dạng món ăn với nhũng thực phẩm như trên để chó chó không cảm thấy chắn ăn.
Khi áp dụng phương pháp này vào chế độ ăn của nó thì chủ nuôi không bao giờ phải lo lắng chó bị kiẹt sức khi làm việc. Không chỉ vậy hãy áp dungụ những mẹo này vào cho các giống chó chăn cừu khác nhau như chó chăn cừu Bỉ.
Đồ dùng dành cho chó
Để giúp chó thuận tiện hơn trọng việc sinh hoạt thì chủ nuôi cần trang bị một số đồ dùng. Những đồ dùng này sẽ giúp cho chủ nuôi tiết kiệm thời gian, công sức hơn khi nuôi chó. Vậy cùng nhau tham khảo một số đồ dùng dưới đây nhé.
- Bát nước và bát ăn
- Lồng hoặc chuồng cho chó
- Lưới chắn cửa hoặc cổng an toàn
- Lều hoặc giường cho chó
- Dây dắt hoặc xích
- Đồ chơi cho chó
- Dầu gội, bàn chải lông và công cụ chăm sóc lông
Lời kết
Tóm lại trong bài viết đã trình bày được hầu hết các phương pháp cũng như mẹo hay về vấn đề chăm sóc chó. Bạn đọc hãy dành thời gian để đọc hết bài viết bơi nó sẽ giúp bạn trang bị thêm thật nhiều kiến thức hay về cách nuôi chó chăn cừu Hà Lan. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về các cách chăm sóc các giống chó khác nhau thhì có thể tham khảo thêm ở trang cachnuoicho nhé.
Câu hỏi thường gặp
Tại nơi chúng sinh ra và lớn lên thì một chú chó chăn cừu Hà Lan sẽ có giá từ 300-500 đô la Mỹ. Tuy nhiêm đây là một mức giá trung bình tại các cửa hàng bán chó. Đối với những giống chó có nguồn gốc lâu đời, cân nặng, màu lông thì sẽ có mức giá cao hơn.
Kết luận: Như vậy ở trên là Chó chăn cừu Hà Lan: Đặc điểm, cách huấn luyện, giá bán. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Cachnuoicho.com